Lịch sử hoạt động M1 Garand

M1 Garand được trưng bày trong viện bảo tàng lịch sử ở Stockholm, Thụy Điển.

Thế chiến thứ hai (1939 - 1945)

2 lính bộ binh Mỹ đang tập luyện với 2 khẩu M1 Garand tại BastogneHai lính thủy đánh bộ Mỹ với 2 khẩu M1 Garand ở Mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai

Trong Thế chiến 2, M1 Garand được sử dụng rộng rãi bởi Quân đội Hoa Kỳ. Nó nhận được nhiều lời khen ngợi nhờ các ưu điểm: tốc độ bắn khá cao, bền, dễ sử dụng, uy lực mạnh, bắn khá chính xác,... Nó giúp lính Mỹ chiếm ưu thế trước lính Đức (hay lính Nhật) chỉ được trang bị những khẩu súng trường bắn phát một Karabiner 98k (hay Arisaka Type 99).

Anh và các nước trong Khối Thịnh vượng chung (Canada, Ấn Độ, Úc, Trung Quốc,...), Liên Xô, Trung Quốc, Pháp Tự do... đều nhận được một vài lô súng M1 Garand do Hoa Kỳ cung cấp thông qua chương trình Lend - Lease, nhưng quân đội các nước này lại ít sử dụng đến nó (hoặc thậm chí là không sử dụng) vì họ cũng có riêng cho mình những mẫu súng trường chiến đấu khác không thua kém gì khẩu M1 Garand. Quân đội Anh và các nước Khối Thịnh vượng chung có khẩu Lee-Enfield, Hồng quân Liên Xô có khẩu Mosin-Nagant, Quốc dân Cách mệnh Quân của Quốc Dân Đảng thì dùng nhiều những khẩu súng trường Type 24 "Trung Chính" (tên tiếng Trung: 中正式) do Kho vũ khí Hán Dương của họ chế tạo theo mẫu của Đức, trong khi Bát lộ quânTân Tứ quân của Đảng Cộng sản Trung Quốc thì lại dùng nhiều những khẩu Mosin-Nagant (do Liên Xô viện trợ), Quân đội Pháp Tự do thì có khẩu MAS-36 và khẩu Lebel 1886. Quân đội Anh có kế hoạch thay thế Lee-Enfield bằng M1 Garand nhưng do chi phí quá đắt đỏ nên kế hoạch này đã bị quân đội Anh hủy bỏ và họ chấp nhận hiện đại hóa Lee-Enfield để sử dụng tiếp.

Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953)

Trong thời gian Chiến tranh Triều Tiên diễn ra, Quốc quân Đại Hàn Dân QuốcQuân đội Hoa Kỳ sử dụng 2 khẩu súng trường bán tự động M1 Garand và M1 Carbine hết sức rộng rãi. Đối chọi với họ là Quân đội Nhân dân Triều TiênChí nguyện quân Trung Quốc sử dụng những khẩu Mosin-Nagant do Liên Xô viện trợ. M1 Garand được binh lính khen ngợi vì nó giúp họ chiếm thế thượng phong trước những khẩu súng trường bắn phát một Mosin-Nagant trên chiến trường. Qua hai đợt viện trợ, Hàn Quốc đã nhận được tổng cộng 296.450 khẩu M1 Garand từ Mỹ. Quân đội Hàn Quốc đã sử dụng M1 Garand trong giai đoạn đầu Chiến tranh Việt Nam.

Sau khi cuộc chiến ở Triều Tiên kết thúc, quân đội Hoa Kỳ đã bắt đầu triển khai một dự án thiết kế vũ khí mới để thay thế cho tất cả các mẫu vũ khí từ thời Thế chiến 2 của họ như: M1 Garand, M1 Carbine, Tiểu liên Thompson, M3 Grease GunM1918 BAR. Vào ngày 26 tháng 3 năm 1958, Quân đội Hoa Kỳ chính thức đưa vào sử dụng M14, một mẫu súng trường tấn công sử dụng đạn 7,62×51mm NATO được phát triển trực tiếp từ M1 Garand.

Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1946-1954)

Ông John Garand (người mặc comple, đeo kính đứng ở bên trái) đang chỉ cách sử dụng khẩu M1 cho trung tướng Charles M. Wesson (người mặc quân phục đứng ở giữa) và thiếu tướng Gilbert H. Stewart (người mặc quân phục đứng ở bên phải).

Từ năm 1950 đến năm 1964, Quân đội Pháp đã nhận được 232.500 khẩu M1 Garand do Hoa Kỳ cung cấp. Quân đội Pháp gọi khẩu súng này là Fusil semi-automatique 7 mm 62 (C. 30) M.1. Trong Chiến tranh Đông Dương, Quân đội PhápQuốc gia Việt Nam sử dụng khẩu M1 Garand và M1 Carbine với số lượng không nhỏ để thay cho những khẩu súng trường bắn phát một MAS-36 chậm chạp, lỗi thời. Từ sau năm 1951, Quân đội Pháp thay M1 Garand bằng MAS-49, một mẫu súng trường bán tự động sử dụng loại đạn 7,5x54mm do người Pháp phát triển. Còn Quân đội Quốc gia Việt Nam thì vẫn tiếp tục sử dụng nó đến khi thua trận ở Điện Biên Phủ vào ngày 7 tháng 5 năm 1954. Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng thu được khá nhiều súng này từ quân Pháp và Quốc gia Việt Nam sau các chiến dịch Việt Bắc (1947) và Biên giới (1950) nhưng bộ đội chủ lực của Việt Minh lại ít sử dụng đến khẩu súng này vì nó không sử dụng chung cỡ đạn 7.62×54mmR (của súng K-44) được Liên Xô và Trung Quốc viện trợ.

Tại chiến trường Nam Bộ, tuy không được cung cấp trực tiếp từ trung ương nhưng các đơn vị chủ lực của Việt Minh đóng tại đây lại trang bị M1 Garand như là một chiến lợi phẩm thu được từ quân Pháp và Quốc gia Việt Nam. Họ gọi nó là: súng trường M1 Ga-răng (đọc phiên âm từ "Garand" theo tiếng Pháp).

Chiến tranh Việt Nam (1955-1975)

Trong giai đoạn 1950-1975, Quân lực Việt Nam Cộng hòa (hay trước đó là Quân đội Quốc gia Việt Nam) đã nhận được khoảng 220.300 khẩu M1 Garand từ Hoa Kỳ. Bên cạnh được viện trợ thì quân đội Việt Nam Cộng Hòa cũng được trực tiếp kế thừa những khẩu M1 Garand mà quân đội Pháp để lại ở miền Nam Việt Nam sau năm 1954. M1 Garand được nhìn thấy sử dụng rộng rãi bởi các đơn vị vũ trang của Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn đầu cuộc chiến (1955-1963). Từ năm 1964 trở đi thì nó dần bị thay thế bằng M16.